Samsung và 10 bí mật chưa được tiết lộ

Samsung và 10 bí mật chưa được tiết lộ

17-04-2021 Lượt xem: 2,461

Samsung được biết đến như một tập đoàn siêu cường của Hàn Quốc, dẫn đầu trong mọi lĩnh vực điện tử, nổi trội với dòng smartphone Galaxy được săn đón nhiều nhất trong những năm gần đây.

Cùng với đó, họ Lee điều hành Samsung cũng là một trong những gia tộc được đề cập nhiều nhất khi nhắc đến sự giàu có, địa vị và vương quyền tại châu Á cũng như trên toàn thế giới.

Vậy Samsung có những bí mật nào hiếm khi được tiết lộ? Bài viết này sẽ mang đến 10 sự thật thú vị nhất về tập đoàn công nghệ khổng lồ này

1. Samsung không chỉ là một công ty điện tử

Samsung có trụ sở chính tại trụ sở tại Seoul, Hàn Quốc và theo tiếng Hàn, Samsung được tạo nên bởi hai thành phần: Sam 삼 và Sung 성. Trong đó, Sam có nghĩa là “ba”, tượng trưng cho sự "Đông đảo, Lớn mạnh và Quyền lực", còn Sung có nghĩa là "ngôi sao" và theo truyền thống văn hóa của quốc gia này, ngôi sao là biểu trưng của sự "Trường tồn, Bất diệt".

Đúng những gì nhà sáng lập Samsung đã kỳ vọng ngay từ ban đầu. Hiện tại, Samsung đang được xem là đối thủ lớn nhất của Apple trên thị trường điện thoại thông minh. Tính đến cuối năm 2020, Samsung hiện đang đứng thứ 9 trong danh sách những công ty công nghệ có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất trên thế giới với 269,34 tỷ USD, doanh thu 10,92 tỷ USD và số lượng nhân viên lên đến hơn 13 nghìn người. Đứng đầu danh sách này lần lượt là Apple, Microsoft, Amazon, Alphabet, Facebook,…

Tuy nhiên, Samsung không chỉ đơn thuần là một công ty điện tử. Tập đoàn công nghệ đa quốc gia này còn có chỗ đứng khá kiên cố trong nhiều lĩnh vực khác như Điện tử Tiêu dùng, Công nghệ Thông tin & Truyền thông Di động, Giải pháp Thiết bị, Kỹ thuật Máy bay, Bảo hiểm Nhân thọ,.. với các công ty con gồm Samsung Electronics, Samsung C&T Corporation, Samsung Engineering, Samsung Fire & Marine Insurance, Samsung Heavy Industries,..

2. Samsung từng tặng miễn phí Galaxy S III cho cho fan

Chàng trai có tên là Shane Bennett đã đăng lên fanpage Samsung Canada bức vẽ một chú khủng long và đề nghị nhà sản xuất này tặng cho mình một chiếc Samsung Galaxy III với lý do “tôi là một tín đồ trung thành của Samsung, từng mua và sử dụng rất nhiều sản phẩm của hãng”.

Ban đầu, người quản lý fanpage đã khéo léo từ chối lời đề nghị này, “Samsung không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu xin được tặng sản phẩm từ fan”.

Tuy nhiên, ít tháng sau đó, Samsung thật sự đã gửi cho chàng trai may mắn này một chiếc Galaxy S III hoàn toàn miễn phí. Đặc biệt, đây còn là chiếc Galaxy S III “phiên bản giới hạn” chỉ có duy nhất một chiếc trên thế giới. Cả hộp đựng, mặt trước và mặt sau của chiếc smartphone này đều có hình chú rồng mã Shane đã vẽ, thậm chí các chi tiết trên thân máy còn khớp với hình ảnh trên nền.

3. Samsung ra mắt chiếc smartwatch đầu tiên vào năm 1999

Ngày nay, đồng hồ thông minh đã trở nên rất phổ biến, nổi bật với Apple Watch, Galaxy SmartWacth, Oppo Watch hay mới đây nhất là OnePlus Watch. Tuy nhiên, Samsung mới thật sự là gã khổng lồ công nghệ đã mở đường cho dòng thiết bị này. Năm 1999, Samsung cho ra mắt chiếc đồng hồ thông minh đầu tiên có tên là Samsung SPH-WP10, lấy cảm hứng từ các bộ phim khoa học viễn tưởng thời đại đó.

SPH-WP10 cung cấp thời gian thoại lên đến 90 phút, có màn hình hình LCD trắng đen, các nút điều khiển vậy lý, thậm chí người dùng còn có thể điều khiển bằng giọng nói để chọn danh bạ. Tuy nhiên, rõ ràng, thiết bị này vẫn không theo kịp với tiêu chuẩn đồng hồ thông minh nhỏ gọn và thanh lịch ngày nay. Cụ thể, SPH-WP10 nặng 50gram (1,78 ounce), có độ dày 2cm (0,78inch) và có phần ăng-ten nhô ra ngoài kém thẩm mỹ.

Tại thời điểm đó, Samsung hy vọng SPH-WP10 sẽ được giới trẻ đón nhận tích cực nhưng thực tế hoàn toàn không giống như mong đợi. Dòng đồng hồ này bị ngừng sản xuất ít năm sau đó vì thiết kế không được bắt mắt, khá thô kệch và ít tính năng.

4. Samsung từ chối cơ hội mua lại hệ điều hành Android

Trong cuốn sách Dogfight: How Apple and Google Went to War and Started a Revolution phát hành vào năm 2004, nhà sáng lập Android Fred Vogelstein chia sẻ rằng nhóm phát triển của Android từng đến trụ sở Samsung tại Hàn Quốc để tìm kiếm nguồn đầu tư. Tuy nhiên, “thay vì tiếp đón nhiệt tình, đặt câu hỏi hay làm một thứ gì đó thì đại diện của Samsung chỉ im lặng. Thậm chí, họ còn cười cợt khi tôi vừa bước ra khỏi phòng”. Chỉ hai tuần sau đó, Android đã được Google mua lại và biến nó thành hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới.

Chia sẻ với báo giới về sự việc đó, đại diện của Samsung cho rằng “Tại thời điểm ấy, chúng tôi không nhìn thấy sự tiềm năng của Android. Và hơn hết, chúng tôi không thích và cũng chưa từng có tiền lệ trao cơ hội cho các công ty khởi nghiệp”.

5. Thiết bị điện tử đầu tiên Samsung sản xuất là TV trắng đen

Năm 1970, Samsung thành lập Samsung Electronics Group chỉ với 45 nhân viên, cho ra mắt thiết bị điện tử đầu tiên là một chiếc TV trắng đen có tên là P-3202.

Tính đến năm 1976, chỉ riêng tại Hàn Quốc, Samsung đã bán được hơn một triệu chiếc P-3202. Hai năm sau, Samsung cán mốc 4 triệu chiếc được bán ra, trở thành nhà sản xuất có số lượng TV trắng đen sở hữu doanh số cao nhất thế giới. 

Hiện tại, Samsung đã trở thành một trong những nhà sản xuất TV lớn nhất thế giới, cạnh tranh trực tiếp với Toshiba, Sony và LG. Những chiếc smart TV ngày nay của Samsung có độ mỏng ấn tượng, thiết kế đẹp mắt, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, chất lượng hình ảnh vượt trội và hỗ trợ trên nhiều nền tảng.

6. Samsung đã đốt 150.000 chiếc điện thoại

Vào thập niên 1990, Sony phát triển rất mạnh và cũng là cái tên được người dùng thường xuyên đề cập khi nhắc đề ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng chất lượng cao. Trong khi đó, Samsung lại luôn được gắn với cái mác “hàng giá rẻ chất lượng kém”. Hiểu rõ tình hình đó, năm 1995, để thức tỉnh chính bản thân mình cùng toàn bộ nhân viên của công ty, nhằm xây dựng lại một Samsung mới, chủ tịch Lee Kun-hee đã tập trung 2.000 nhân viên trước nhà máy Gumi và đốt cháy tổng cộng 150.000 chiếc điện thoại di động cùng nhiều sản phẩm khác như TV, máy fax,… và cho một chiếc xe ủi nghiền qua.

Sau đó, Lee Kun-hee khẳng định “nếu các anh/chị vẫn còn tạo ra những sản phẩm kém cỏi như thế này, tôi sẽ quay lại đây và đốt thêm một lần nữa”.

7 Năm sau, SCH-X430S đã trở thành mẫu điện thoại di động đầu tiên của Samsung đạt mốc 10 triệu chiếc được bán ra. Có lẽ sẽ chẳng có chiếc điện thoại nào của hãng có được doanh số 10 triệu, không có dòng Galaxy rất được săn đón, không có Samsung của ngày hôm nay nếu chủ tịch Lee không thẳng thừng đối diện với sự thật và cải cách toàn bộ công ty vào thời điểm đó.

7. Steve Jobs từng nhận lời khuyên của nhà sáng lập Samsung

Tháng 11 năm 1983, Lee Byung-chul (74 tuổi), khi đó đang là nhà sáp lập kiêm chủ tịch của Samsung, đã chấp nhận lời mời gặp mặt của Steve Jobs. Tại thời điểm ấy, Jobs chưa có một Apple hùng mạnh như ngày nay, chưa có iPhone, chưa có iOS.

Jobs đến gặp Lee Byung-chul để tìm sự hợp tác, nhằm tạo ra một cuộc cách mạng cho dòng máy Macintosh. Song kế hoạch đầy tâm huyết của Jobs đã không hút được lãnh đạo của Samsung. Tuy nhiên, người đàn ông 74 tuổi ấy đã bất ngờ dành cậu thanh niên trẻ Steve Jobs khi ấy 3 lời khuyên chân thành “Thứ nhất, kiểm tra xem công việc của mình đang làm có giúp gì cho nhân loại hay không. Thứ hai, cần xem trọng nhân tài. Và thứ ba, hãy xem trọng quan hệ cùng phát triển với các công ty khác".

Sau câu nói này, Lee Byung-chul đã từ chối hợp tác với Steve Jobs vì mối bận tâm lớn nhất của vị chủ tịch này lúc bấy giờ là thúc đẩy hoạt động sản xuất chất bán dẫn, ngành mà Samsung đang cố gắng vươn lên vị trí thứ 1 vào năm đó.

8. Galaxy Note 7 - Sản phẩm có tuổi đời ngắn nhất của Samsung

Vào ngày 19 tháng 8 năm 2016, Samsung chính thức mở bán Galaxy Note 7 tại 10 quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Mẫu flagship này nhận được sự quan tâm rất lớn của người dùng, được dự đoán sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm với iPhone. Tuy nhiên, vào ngày 24 tháng 8, chiếc Note 7 đầu tiên phát nổ ở Hàn Quốc đã chính thức khởi đầu cho một hành trình đen tối của dòng smartphone yểu mệnh này.

Ngay sau đó, ngày 31 tháng 8, Samsung đã trì hoãn việc đưa thêm Note 7 vào thị trường Hàn Quốc nhưng vẫn mở bán chiếc điện thoại này tại Trung Quốc. Tuy nhiên, chỉ một ngày đó, Samsung đã phải tuyên bố thu hồi 2.5 triệu chiếc Note 7 trên toàn cầu và thậm chí đại diện của hãng còn công khai cúi đầu xin lỗi người dùng. 

Chưa dừng lại ở đó, tuần đầu tiên của tháng 9 cùng năm, Cục Hàng không Liên bang Mỹ đã chính thức cấm hành khách mang Note 7 lên máy bay. Ngày 16 tháng 9, một người đàn ông ở Florida khởi kiện Samsung, cáo buộc Note 7 đã phát nổ và làm ông bị bỏng nặng.

Cũng ngay trong tháng 9, Samsung tuyên bố mở bán lại Note 7 tại Hàn Quốc và cho biết chiếc Note 7 phát nổ tại Trung Quốc trước đó là do bắt lửa từ bên ngoài và cung cấp phiên bản Note 7 mới có pin đạt chuẩn. Tuy nhiên, ngày 23 tháng 9, Samsung tiếp tục ghi nhận vụ nổ Note 7 mới – phiên bản mà hãng khẳng định là an toàn. 

Đỉnh điểm, đầu tháng 10, hành khách trên chuyến bay của hãng Southwest Airlines của Mỹ đã được sơ tán khẩn cấp sau khi một chiếc Note 7 phiên bản mới bốc cháy ngay trên máy bay.

Cuối cùng, ngày 11 tháng 10, Samsung yêu cầu những khách hãng đang sử dụng Galaxy Note 7 phiên bản cũ và mới ngừng sử dụng và tắt máy ngay lập tức, kết vòng vòng đời ngắn ngủi của dòng thiết bị này.

9. Chủ tịch Samsung Lee Kun Hee từng có bài phát biểu kéo dài 3 ngày

Năm 1993, Chủ tịch Samsung Lee Kun-Hee, người tiếp quản vai trò lãnh đạo Samsung từ cha (ông Lee Byung-chul), đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới để tìm hiểu xem công ty của ông đang hoạt động như thế nào trên toàn.

Theo phóng viên Sam Grobart của Bloomberg Businessweek, khi ghé thăm một cửa hàng tại Nam California và phát hiện ra những TV của Samsung đang bị phủ đầy bụi bị xếp trong một góc, trong khi các sản phẩm khác của Sony và Panasonic luôn nằm trong top bán chạy, Lee Kun – Hee đã rất không hài lòng. Trong tháng 6 năm đó, ông dừng chân tại khách sạn Falkenstein Grand Kempinski ở Frankfurt, Đức, gọi hàng trăm Giám đốc Điều hành của Samsung đến và có một bài phát biểu kéo dài liên tục trong 3 ngày.

Trong 3 ngày, ông xác định lại tầm nhìn của Samsung cũng như những gì mà hãng cần phải thay đổi để thành công, ông nhấn mạnh với các lãnh đạo rằng “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con”.

Những năm kế đó, Samsung đã vươn lên trở thành công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Đồng thời, bài phát biểu của ông cũng được viết thành sách và lưu truyền nội bộ tại công ty.

10. Lee Byung Chul – Từ đứa trẻ cá biệt đến nhà lãnh đạo xuất chúng

Lee Byung Chul sinh năm 1910, là con út trong một gia đình có truyền thống giàu có lâu đời tại Hàn Quốc. Thời niên thiếu của nhà lãnh đạo này gói gọn trong 2 chữ “bỏ học”, ông từng bỏ học khi đang học lớp 3, 5, 9 và khi đang theo học đại học tại Waseda, Nhật Bản. Được biết, sự nghiệp học hành của ông luôn dở dang và ông chưa từng nắm trong tay một tấm bằng tốt nghiệp nào dù đã theo học tại rất nhiều trường.

Đến năm 25 tuổi, Byung Chul mới dừng lại những tháng ngày vô định của cuộc đời, bắt tay vào sự nghiệp kinh doanh đầu tiên với một nhà máy xay xát gạo. Theo Business Insider, năm 1938, Byung Chul khởi nghiệp Samsung chỉ với 25 USD. Nhiều thập kỷ sau, cửa hàng 25 USD đó đã bành trướng ra khắp thế giới, có giá trị vốn hóa thị trường cao thứ 9 trong lĩnh vực công nghệ (tính đến cuối năm 2020) và sự ra đời của bất kỳ sản phẩm nào mang thương hiệu Samsung cũng đều được người dùng hoanh nghênh.

Theo dõi mục Tin Tức của SurfacePro.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về công nghệ!

Bài viết liên quan


0915.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0915.111111