Dịch vụ nhắn tin của Microsoft đã thu hút hàng triệu người dùng trong nhiều thập kỷ qua. Là một trong những công ty đầu tiên nhắm vào thị trường này, hãng bắt đầu với MSN Messenger giản đơn, dần tìm được chỗ đứng với Skype và trở thành một trong những ông trùm khó có thể bị đánh bại với Microsoft Teams.
Trong bài viết này, hãy cùng nhìn lại các cột mốc mà những ứng dụng nhắn tin, họp nhóm, video call của Microsoft đã đi qua.
MSN Messenger / Windows Live Messenger (1999)
MSN Messenger (Windows Live Messenger) xuất hiện vào những năm 90, thời điểm mà mạng xã hội hiện đại vẫn đang còn là một khái niệm khá mơ hồ. MSN được xem là một trong những nền tảng đầu tiên tập hợp hàng trăm triệu người dùng lại với nhau và đối với những người lớn lên trong thời đại này, đây có thể cũng ứng dụng đầu tiên mang họ đến gần với mạng Internet.
MSN Messenger cung cấp tính năng trò chuyện bằng văn bản, gọi video, clip thoại, biểu tượng cảm xúc, trò chơi và một số dịch vụ khác. Mặc dù có nhiều đối thủ đáng gờm tại thời điểm đó như AIM, ICQ và Yahoo! Messenger, MSN vẫn là một dịch vụ mang tính bước ngoặt của nền văn hóa đầu những năm 2000, thậm chí có thể cạnh tranh với những ý tưởng có trong các dịch vụ phổ biến ngày nay.
Theo thời gian, sự ra đời của các lựa chọn thay thế nhiều tính năng hơn cùng với quá trình trỗi dậy của một thế hệ mạng xã hội mới đã khiến MSN không còn được sử dụng phổ biến, vắng bóng hơn một thập kỷ nay. Tuy nhiên, MSN vẫn để lại được những dấu ấn rất riêng, vẫn là hồi ức của hàng triệu người dùng trên khắp thế giới.
Xbox Live (2002)
Năm 2002, Microsoft đã tìm cách thiết kế một mạng trò chơi trực tuyến để nâng tầm bảng điều khiển Xbox ban đầu, cho phép nhiều người chơi từ xa kết nối với nhau và kết nối những các dịch vụ khác trên Xbox. Và đó chính là lý do Xbox Live ra đời.
Dù không phải là ứng dụng nhắn tin tức thời thông dụng, Xbox Live vẫn đóng một vai trò quan trọng trong mảng dịch vụ tiêu dùng của Microsoft, liên tục gặt hái được nhiều thành công cho đến ngày nay. Tuy có thời điểm Xbox Live trở thành điểm nóng của các tin nhắn spam nhưng Microsoft đã nhanh chóng khắc phục và dần phát triển nền tảng này ngày một lớn mạnh hơn. Hiện tại, Xbox Live không chỉ có mặt trên các bảng điều khiển Xbox mới nhất mà còn thường xuyên được tải xuống trên PC, smartphone, thậm chí còn được lựa chọn trên các thiết bị của các bên thứ 3 như Nintendo Switch và PlayStation.
Mặc dù không phải là dạng ứng dụng nhắn tin tức thời phổ biến và khá kén người dùng nhưng Xbox Live vẫn có được lượng người dùng rất ổn định. Tháng 1 năm 2021, Microsoft Satya Nadella cho biết Mạng trò chơi Xbox Live đã chinh phục được một cột mốc mới với hơn 100 triệu người dùng đang hoạt động trong tháng (MAU).
Office Communicator/Skype for Business (2007)
Microsoft ra mắt Office Communicator/Microsoft Lync vào năm 2007, hướng đến nhóm đối tượng người dùng doanh nghiệp. Ngoài những tiện ích như nhắn tin, gọi thoại, chuyển tiếp cuộc gọi, phân cấp người dùng,… Microsoft còn lần đầu tiên đưa tính năng nhắn tin vào bộ Office trên nền tảng này.
Năm 2015, Office Communicator được đổi tên thành Skype for Business nhằm đồng bộ với ứng dụng Skype dành cho người dùng thông thường của hãng. Hiện tại, Skype for Business vẫn còn được những người dùng doanh nghiệp sử dụng rộng rãi và độ phổ biến của ứng dụng này được đánh giá là không thua kém gì so với các ứng dụng Office như Word, Excel,…
Tháng 9 năm 2017, Microsoft thông báo sẽ khai tử Skype For Business để tập trung vào Microsoft Teams, một nền tảng dựa trên đám mây hoàn toàn mới của hãng. Skype for Business Online sẽ chính thức bị xóa sổ vào tháng 7 năm 2021 và Skype for Business Server 2019 dự kiến sẽ nhận được bản cập nhất cuối cùng vào tháng 10 năm 2025.
Skype (2011)
Skype gia nhập đại gia đình Microsoft vào năm 2011, mang đến tính năng gọi điện dễ dàng và hoàn toàn miễn phí trên mọi thiết bị. Vào những năm 20s, Skype đóng vai trò là người kế nhiệm xuất sắc của MSN với hàng trăm triệu người dùng trên toàn cầu.
Ngày nay, Skype dường như đã bước ra khỏi thời kỳ hoàng kim, dần bị hay thế bởi Zoom - ứng dụng đang thống trị trong kỷ nguyên học tập và làm việc từ xa mới. Dù vậy, nền tảng này vẫn là một trong số các ứng dụng từng rất nổi tiếng của Microsoft. Nếu bạn từng tham gia một cuộc gọi trực tuyến trong giai đoạn 2011-2015, có khả năng cao cuộc gọi đó được thực hiện trên nền tảng Skype.
Thất bại của Skype trên đường đua ứng dụng nhắn tin, gọi thoại, gọi video được đánh giá là do hãng đã “chậm chân” hơn Zoom trong việc chuyển đổi và thích nghi với bối cảnh xã hội đang thay đổi.
GroupMe (2011)
GroupMe ra mắt lần đầu tiên vào năm 2010. Tuy nhiên, một năm sau đó, nền tảng này đã sáp nhập và trở thành phần mở rộng của ứng dụng Skype. Trình nhắn tin di động này hướng đối những đối tượng người dùng cần họp nhóm, làm việc nhóm, nhắn tin trong nhóm,... Cho đến thời điểm này, GroupMe vẫn là một trong những dịch vụ nhắn tin hàng đầu được lựa chọn bởi các công ty, doanh nghiệp và nhiều tổ chức.
Từ những ngày đầu lộ diện, GroupMe đã trở thành một giải pháp thay thế khả thi cho các ứng dụng như Telegram, WhatsApp,… và được nhiều nhóm các sinh viên đại học ở Mỹ chọn làm phương thích liên lạc chính.
Microsoft Teams (2017)
Microsoft Teams là ứng dụng tích hợp sâu với các dịch vụ của Microsoft, đạt số lượng người dùng kỷ lục lên đến hàng trăm triệu người trong giai đoạn nhu cầu học tập, làm việc từ xa tăng cao (do ảnh hưởng của Covid 19). Teams mang đến không gian làm việc ảo, bộ lưu trữ khổng lồ, tính năng tạo phòng họp, nhắn tin trực tiếp, trò chuyện video, chia sẻ tệp, ghi âm cuộc họp,…
Bên cạnh đó, Teams không chỉ dành riêng cho các doanh nghiệp mà còn mang đến nhiều tiện ích cho người dùng thông thường, học sinh – sinh viên,… Đặc biệt, ứng dụng này còn còn cho phép tạo các cuộc họp, hội thảo trực tuyến, sự kiện toàn công ty,… với tối đa 10.000 người tham gia.
Trong Microsoft 365, Microsoft Teams đóng vai trò như một phiên bản kế nhiệm thế chỗ cho Skype for Business và dự kiến sẽ thay thế hoàn toàn Skype trong vài tháng tới đây.
Theo dõi mục Tin Tức của SurfacePro.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về công nghệ!
Bài viết liên quan
- Microsoft dừng hỗ trợ Windows 10 21H1, khai tử Windows 7 và Windows 8.1 (16.12.2022)
- Samsung Galaxy S23 có tính năng SOS vệ tinh giống iPhone 14 (28.11.2022)
- Hàng trăm iPhone bị tịch thu do không bán kèm sạc (26.11.2022)
- Apple chi gần 7 tỷ USD để mua lại Manchester United? (25.11.2022)
- iCloud trên Windows dính lỗi bí ẩn, cảnh báo nên cân nhắc khi tải xuống (23.11.2022)