Trong những tuần gần đây, việc nhiều ông lớn trong giới công nghệ như Microsoft, Samsung, Nvidia, Ubisoft và Okta bị nhóm hacker Lapsus$ tấn công đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, càng bất ngờ hơn nữa khi tờ Bloomberg tiết lộ rằng có bốn chuyên gia an ninh mạng đã tìm ra dấu vết của Lapsus$ nhưng đó là một thiếu niên mới 16 tuổi.
Cụ thể, tin tức được dẫn nguồn bởi Bloomberg cho biết hacker 16 tuổi thường sử dụng biệt danh là “White” và “Breachbase” trên các nền tảng trực tuyến. Đồng thời, cậu thiếu niên này được cho là chỉ đứng sau một số vụ tấn công lớn do Lapsus$ triển khai, ngoài ra còn có thêm 6 “đồng đội” khác có độ tuổi dưới 21.
Tên thật của hacker 16 tuổi đã không được tiết lộ với báo giới, và cậu cũng không bị buộc tội công khai do còn ở độ tuổi vị thành niên. Những thông tin được phép chia sẻ chỉ xác nhận rằng hacker này sống gần đại học Oxford cùng với mẹ và đang theo học tại một trường giáo dục đặc biệt.
Trong khi đó, 1 trong 6 thành viên còn lại của Lapsus$ được cho là đang sống ở Brazil.
Giới chuyên gia bình luận rằng dù trẻ tuổi nhưng kỹ năng của Lapsus$ rất thành thục, tới mức đã có thời điểm họ nghĩ những vụ tấn công được thực hiện tự động bởi máy móc.
Ngoài ra, theo chuyên gia an ninh mạng Brian Krebs, một thành viên chủ chốt của Lapsus$ có biệt danh là “Oklaqq” và “WhiteDoxbin” có thể cũng chính là người đã mua lại website Doxbin cách đây không lâu. Được biết, đây là trang web mà bất kỳ ai cũng có thể đăng tải hoặc tìm kiếm thông tin của người khác. Không dừng lại ở đó, Brian Krebs còn báo cáo rằng người này khả năng cao cũng đã đứng sau vụ rò rỉ nhữ liệu EA lên Raid Forums hồi năm ngoái.
Trước đó, Lapsus$ đã thực hiện rất nhiều vụ tấn công và không ngần ngại đăng tải những bình luận chế giễu nhắm vào nhiều công ty ở Brazil và Bồ Đào Nha, có cả bộ y tế Brazil nhưng không nhận được nhiều sự quan tâm. Chỉ sau khi gọi tên nhiều ông lớn trong lĩnh vực công nghệ, nhóm này mới được chú ý. Trong các nạn nhân của Lapsus$, Samsung và Nvidia thừa nhận có một số dữ liệu đã bị đánh cấp, Microsoft khẳng định có mã nguồn bị xâm nhập nhưng không đủ nghiêm trọng, trong khi Okta bác bỏ hoàn toàn tuyên bố và xác nhận không có bất kỳ một dữ liệu nào của công ty có dấu hiệu bị truy cập.
Theo dõi mục Tin Tức của SurfacePro.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về công nghệ!
Bài viết liên quan
- Microsoft dừng hỗ trợ Windows 10 21H1, khai tử Windows 7 và Windows 8.1 (16.12.2022)
- Samsung Galaxy S23 có tính năng SOS vệ tinh giống iPhone 14 (28.11.2022)
- Hàng trăm iPhone bị tịch thu do không bán kèm sạc (26.11.2022)
- Apple chi gần 7 tỷ USD để mua lại Manchester United? (25.11.2022)
- iCloud trên Windows dính lỗi bí ẩn, cảnh báo nên cân nhắc khi tải xuống (23.11.2022)