Microsoft DCI: Người Việt ngày càng văn minh hơn trên mạng xã hội

Microsoft DCI: Người Việt ngày càng văn minh hơn trên mạng xã hội

25-02-2021 Lượt xem: 4,916

Đầu tháng 2 vừa qua, Microsoft đã chính thức công bố kết quả khảo sát DCI về chỉ số văn minh trên mạng xã hội năm 2020. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC), DCI tăng hai bậc, từ 68 lên 66 (DCI càng thấp, mức độ văn minh càng cao). Chỉ số DCI của toàn cầu cũng được cải thiện lên mức 67, cho thấy nhiều người dùng đang tương tác trực tuyến tích cực hơn so với con số thấp nhất mọi thời đại vào năm 2019. Đặc biệt, Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất trong khu vực, vượt lên 6 bậc và đạt số điểm 72 so với con số 78 cùng kỳ năm ngoái.

Trước đó, theo khảo sát năm 2019, Việt Nam đang nằm trong top 5 quốc gia có mức độ văn minh kém nhất trên mạng xã hội, thường có những hành xử không chuẩn mực đối với các chủ đề sau: Quan hệ tình cảm (48%), Giới tính (35%), Chủng tộc (23%) và Quan điểm chính trị (23%).

DCI khảo sát cách người trưởng thành và thanh thiếu niên tương tác trên mạng xã hội và những rủi ro mà họ gặp phải. 6 Quốc gia thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tham gia khảo sát năm nay gồm có Úc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Bên cạnh kết quả khả quan của nước ta trong năm vừa qua, Singapore và Đài loan là 2 trong số 5 khu vực có mức độ văn minh tích cực nhất trên toàn thế giới, lần lượt xếp vị trí thứ 4 và thứ 5. Ngược lại, Indonesia hiện được xếp hạng là quốc gia có mức độ văn minh kém trên mạng xã hội, đứng thứ 29 trên 32 khu vực địa lý được khảo sát. Bên cạnh đó, Malaysia cũng bất ngờ có chỉ số DCI sụt giảm liên tục, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay.

Liz Thomas, đại diện Regional Digital Safety của Microsoft tại APAC chia sẻ “Nghiên cứu hàng năm của Microsoft về sự văn minh trên mạng xã hội rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và khuyến khích người dùng tương tác trực tuyến tích cực hơn. Hiện tại, chúng ta không chỉ sử dụng mà còn phải phụ thuộc vào các công nghệ kỹ thuật số nhiều hơn bao giờ hết do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, và tất nhiên mạng Internet an toàn hơn sẽ mang đến những trải nghiệm sử dụng an toàn, thoải mái và tích hơn cho cộng đồng.”

Cũng trong khảo sát này, Microsoft nhấn mạnh rằng thanh thiếu niên (13-16 tuổi) chính là nguồn động lực tích cực giúp cải thiện DCI với chỉ số trung bình đạt 63 điểm, cao hơn so với mức trung bình của người trưởng thành là 72. Cụ thể, tại Singapore, mức độ văn minh trực tuyến của thanh thiếu niên đạt 50 điểm, cao hơn 18 bậc so với người trưởng thành. Tương tự, tại Đài Loan, nhóm tuổi thanh thiếu nên đạt 55, cao hơn so với con số 67 của người lớn.

Tuy nhiên, Liz Thomas cũng nhận định thêm rằng “Thật đáng mừng khi thế hệ trẻ đang dẫn đầu trong xu hướng tích cực và văn minh hơn trên mạng xã hội… Nhưng bên cạnh, các mối đe dọa trực tuyến khác như đưa thông tin sai lệch, thông tin gây nhầm lẫn, thiếu chuẩn mực trên mạng vẫn còn đang tiếp tục tiếp diễn, điều này đòi hỏi chúng ta phải có những hành động tích cực và quyết liệt hơn”.

Để xây dựng một môi trường trực tuyến an toàn và lạnh mạnh hơn, Microsoft đã làm việc với các lãnh đạo, giới học thuật và các bên liên quan khác để cho ra đời 4 Nguyên tắc mà người dùng Internet nên tuân thủ dưới đây:

1. Sống theo “Quy tắc Vàng” - Tương tác trực tuyến bằng sự đồng cảm, tử tế và tôn trọng người khác

2. Tôn trọng sự khác biệt – Không phân biệt đối xử, tránh công kích cá nhân, tôn trọng các nền văn hóa khác và tôn trọng quan điểm của người khác

3. Suy nghĩ trước khi phản hồi – Im lặng và suy nghĩ trước khi đưa ra phản hồi, không đăng hoặc gửi bất kỳ thông tin nào có thể gây tổn thương, làm tổn hại đến danh tiếng hoặc đe dọa sự an toàn của người khác

4. Bảo vệ bản thân và những người khác – Chia sẻ với người khác nếu cảm thấy không an toàn, bảo vệ những nạn nhân của hành vi lạm dụng hoặc bị gây bất lợi trên mạng xã hội và báo cáo những hành vi gây ảnh hưởng tới sự an toàn

Theo dõi mục Tin Tức của SurfacePro.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về công nghệ! 

Bài viết liên quan


0915.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0915.111111