10 Sự thật về Facebook (hiện tại là Meta) có thể bạn chưa biết

10 Sự thật về Facebook (hiện tại là Meta) có thể bạn chưa biết

21-11-2021 Lượt xem: 2,223

Facebook là một công ty truyền thông xã hội và công nghệ được thành lập bởi CEO Mark Zuckerberg. Dưới đây là 10 sự thật có thể bạn chưa biết về Facebook, hiện tại là Meta.

1. Lịch sử hình thành

CEO Mark Zuckerberg đã phát triển một trang web có tên là Facemash vào năm 2003 khi còn lại sinh viên năm 2 tại đại học Harvard. Tuy nhiên, Facemash không phải là Facebook của hiện tại.

Với sự phổ biến của Facemash thời điểm ấy, Mark Zuckerberg và một số người bạn cùng phòng đại học gồm Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz, Chris Hughes, Andrew McCollum,...đã bắt đầu bổ sung thêm nhiều tính năng cho Facemash. Sau đó, ngày 4 tháng 2 năm 2004, Mark và nhóm bạn này đã chính thức tung ra một trang mạng xã hội mới có tên TheFacebook – phiên bản cải tiến của Facemash. Ngay từ thời điểm vừa ra mắt, TheFacebook đã trở nên cực kỳ được ưa chuộng.

Do đó, Mark Zuckerberg cùng các cộng sự đã tiếp tục mở rộng thêm nhiều dịch vụ và tính năng cho TheFacebook. Năm 2005, họ mua lại tên miền mới là facebook.com và đổi tên nền tảng từ TheFacebook thành Facebook.

2. Giá của tên miền

Để loại bỏ The khỏi TheFacebook, công ty đã mua lại một tên miền mới từ AboutFaceCorporation vào năm 2005. Được biết, Facebook phải trả khoảng 200 nghìn USD cho tên miền Facebook.com.

Ngày 15 tháng 11 năm 2010, công ty thông báo rằng người dùng đã có thể truy cập Facebook bằng tên miền Fb.com mới. Tuy nhiên, hãng đã không tiết lộ về số tiền phải trả.

Tại thời điểm đó, miền Fb.com thuộc quyền sở hữu của American Farm Bureau Federation. Một thời gian khá dài sau thương sau vụ mua bán, cơ quan này chia sẻ rằng miền Fb.com được họ bán với giá khoảng 8.5 triệu USD.

Hiện tại, Facebook đang là website lớn thứ 3 thế giới, xếp sau Google và Youtube. Tính đến tháng 6 năm nay, website của Facebook có khoảng 20 tỷ lượt truy cập mỗi ngày.

3. Mua lại hơn 82 công ty

Facebook đã mở rộng hoạt động kinh doanh sang nhiều ngành khác nhau trong những năm qua. Do đó, hãng thâu tóm rất nhiều công ty lớn khác, nổi trội nhất với thương vụ mua lại Instagram vào năm 2012 với giá 1 tỷ USD. Cuối năm 2014, Facebook đã tiếp tục mua lại WhatsApp với giá khoảng 19 tỷ USD. Bên cạnh đó, công ty còn mua lại nhiều công ty khởi nghiệp khác như như Oculus VR, LiveRail, FriendFeed,…

Theo số liệu tính đến cuối năm 2020, Facebook được cho là đã mua lại khoảng hơn 82 công ty trên khắp thế giới.

4. Công ty Facebook không còn là Facebook

Cuối tháng 10 năm nay, Facebook đã chính thức đổi tên thành Meta (tên đầy đủ là Meta Platforms, Inc). Sau khi đổi tên, ứng dụng mạng xã hội Facebook trở thành một sản phẩm chịu sự quản lý của công ty mẹ Meta, giống với một loạt các ứng dụng khác như Instagram, WhatsApp, Oculus,…

Về nguyên do của lần đổi tên, đây được cho là một phần trong nỗ lực của công ty nhằm chuyển hướng khỏi việc được biết đến như một công ty chỉ hoạt động gói gọn trong lĩnh vực truyền thông xã hội và thể hiện mục tiêu xây dựng vũ trụ ảo Metaverse mà Zuckerberg theo đuổi.

5. Giá trị vốn hóa thị trường

Cuối năm 2020, công ty Facebook xếp hạng thứ 5 trong danh sách những công thị công nghệ có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất thế giới với khoảng 764.74 tỷ USD. Dẫn đầu danh sách có Apple Inc 1.90 nghìn tỷ USD, Microsoft 1.61 nghìn tỷ USD, Amazon Inc 1.59 nghìn tỷ USD và Alphabet Inc (Google) 1.02 nghìn tỷ USD.

Cuối tháng 6 năm nay, sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 28, công ty này lần đầu tiên cán mốc 1 nghìn tỷ USD, gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ với Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ của Google là Alphabet. Trong danh sách những công ty công nghệ Mỹ vượt qua mốc định giá nghìn tỷ USD, Facebook là công ty duy nhất được thành lập vào thập niên 2000, vì vậy đây cũng là công ty đạt vốn hóa nghìn tỷ trẻ tuổi nhất trong Big Tech.

6. Công ty có nhà sáng lập kiêm CEO cuối cùng của Big Tech

Sau khi Jeff Bezos rời ghế CEO và đảm nhận vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị mới tại Amazon đầu năm nay, Mark Zuckerberg của Meta đã chính thức trở thành nhà sáng lập kiêm CEO cuối cùng trong Big Tech.

Năm 2011, Steve Jobs của Apple chuyển giao quyền lực lại cho Tim Cook do gặp vấn đề về sức khỏe và qua đời sau đó. Năm 2014, Steve Ballmer của Microsoft nhượng vị trí CEO lại cho Satya Nadella, Bill Gates cũng chính thức rời Ban giám đốc để tập trung cho quỹ từ thiện riêng. Công ty mẹ của Google là Alphabet cũng có CEO mới vào năm 2019, Sundar Pichai thay thế cho 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin.

7. Quyền riêng tư trên Facebook và các ứng dụng khác của Meta

Dù là một trang mạng xã hội phổ biến nhưng Facebook cũng không tránh khỏi những vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và bảo mật. Nền tảng này từng bị chỉ trích vì lưu trữ quá nhiều thông tin cá nhân của người dùng, vi phạm quyền riêng tư, chia sẻ/bán dữ liệu của người dùng cho các bên thứ 3. 

Bê bối phải kể đến gần đây đó là việc một cựu lãnh đạo có tên là Frances Haugen chia sẻ Wall Street Journal rằng Meta đang đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn và các nền tảng mạng xã hội của công ty đã dần trở thành những môi trường độc hại đối với thanh thiếu niên, đặc biệt là giới nữ. Đây cũng được cho là động cơ khiến công ty này phải đổi tên thành Meta để tránh né những scandal đang diễn ra.

Tại Việt Nam, tháng 3 năm 2020, cũng có gần 250.000 dữ liệu chứa các thông tin cá nhân của người dùng gồm tên, ID, quê quán, ngày sinh, nơi làm việc,… bị đăng bán công khai trong diễn đàn nói trên. Tuy nhiên, rất may mắn là những thông tin đó không bao gồm mật khẩu của tài khoản và thông tin tài chính của người dùng

8. Cách Meta kiếm tiền

Giống như hầu hết các nền tảng web khác, Facebook và các ứng dụng khác của Meta cũng kiếm tiền chủ yếu từ quảng cáo. Đồng thời, công ty này cũng có doanh thu từ một số các khoản thanh toán và các khoản phí khác. Theo báo cáo của Facebook năm 2018, có đến 98.5% doanh thu của công ty đến từ quảng cáo.

Kết thúc quý 2 năm nay, doanh thu từ quảng cáo của Meta đã tăng từ 56% so với con số 28.58 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Meta cho biết doanh thu từ quảng cáo tăng là do giá trung bình trên mỗi quảng cáo đã tăng khoảng 46% so với cùng kỳ.

9. Phần thưởng cho người phát hiện lỗi

Facebook có một chương trình có tên là Facebook Bug Bounty Program, trả ít nhất 500 USD cho những ai phát hiện ra lỗ hổng của nền tảng này và các nền tảng khác chịu sự quản lý của công ty mẹ Meta.

Theo đó, công ty mô tả chương trình này như sau “Facebook ghi nhận sự đóng góp vô cùng đáng quý của các nhà nghiên cứu bảo mật cho tính bảo mật hệ thống của Facebook. Chúng tôi rất hoan nghênh và mong chờ những đóng góp của các bạn. Nếu cho rằng mình đã phát hiện thấy lỗ hổng bảo mật trên Facebook (hoặc trên sản phẩm của một công ty thành viên khác thuộc Facebook), hãy thông báo cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ kiểm tra và nỗ lực hết sức để nhanh chóng khắc phục sự cố…”

Được biết, năm 2020, một nhà nghiên cứu bảo mật có tên là Natalie Silvanovich đã nhận lại hơn 60.000 USD khi báo cáo với Facebook về lỗ hổng Messenger trên hệ điều hành Android.

10. Số người sử dụng mạng xã hội Facebook

Tính đến tháng 10 năm 2021, mạng xã hội Facebook hiện có hơn 2.910 tỷ người sử dụng hàng tháng, tăng thêm 15 triệu so với 3 tháng trước đó. Trong đó có 1.930 tỷ người hoạt động mỗi ngày, nhiều hơn tổng dân số của Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, Facebook hạn chế cấp quyền sử dụng cho trẻ dưới 13 tuổi nên từ số liệu này có thể thấy hiện có khoảng 47.3% số người đủ tuổi trên thế giới có sử dụng mạng xã hội Facebook. Hơn nữa, nếu trừ ra số dân của Trung Quốc (nơi Facebook bị chặn) thì tỷ lệ “phủ sóng” của mạng xã hội này hiện chiếm hơn 59.1%.

Theo dõi mục Tin Tức của SurfacePro.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về công nghệ! 

Bài viết liên quan


0915.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0915.111111