Surface Studio: Đa nhiệm, chất lượng build vượt trội, mức giá ưu đãi

Surface Studio: Đa nhiệm, chất lượng build vượt trội, mức giá ưu đãi

19-07-2021 Lượt xem: 2,169

Việc chạy các ứng dụng sáng tạo đặc thù của ngành kiến trúc, xây dựng hay thiết kế đồ họa thường đòi hỏi người dùng phải sử dụng kết hợp giữa máy tính có cấu hình mạnh, bản vẽ chuyên dụng cùng một hoặc một số phụ kiện ngoại vi khác.

Tuy nhiên, với PC All-in-One Surface Studio, Microsoft đã hoàn toàn thay đổi điều đó, mang đến những trải nghiệm liền mạch, hiệu quả và năng suất hơn ngay trên một thiết bị duy nhất.

1. Thông số kỹ thuật

Màn hình

  • PixelSense 28 inch

  • 4500 x 3000 (192 PPI)

  • Tỷ lệ khung hình 3: 2

Bộ xử lý

Intel Core i5 hoặc Core i7 Gen 10th

GPU

NVIDIA GeForce GTX 965M 2GB

Hoặc 980M GDDR5

RAM

8GB, 16GB, 32GB

Bộ nhớ

1TB hoặc 2TB

Cổng kết nối

  • 4 USB 3.0

  • Full-size SD card reader

  • Mini Displayport

  • Giắc âm thanh 3.5mm

Bảo mật

  • TPM 2.0 chip 

  • Windows Hello Facial

Không dây

  • Wi-Fi: 802.11ac Wi-Fi wireless networking

  • IEEE 802.11 a/b/g/n compatible

  • Bluetooth 4.0

Camera

Camera trước 5.0MP

Âm thanh

  • Dual microphones

  • Stereo 2.1 speakers with Dolby Audio Premium

Kích thước

Màn hình: 25.09 x 17.27 x 0.44 in (637.35 x 438.90 x 11.4 mm)

Đế: 9.84 x 8.66 x 1.26 in (250.00 x 220.00 x 32.20 mm)

Trọng lượng

21.07 lbs max (9.56 kg)

2. Thiết kế

Dù được đánh giá là lấy cảm hứng từ iMac của Apple nhưng chân đế kim loại, màn hình cảm ứng và phần bản lề không trọng lực đã mang đến cho Surface Studio những nét độc đáo rất riêng.

Với phần bản lề, Surface Studio không chỉ cung cấp trải nghiệm tương tự như nhiều dòng desktop khác mà người dùng còn có thể dễ dàng điều chỉnh biên độ màn hình sao cho phù hợp với từng mục đích làm việc và thậm chí là gập màn hình xuống sát mặt bàn để tương tác với bút điện tử một cách chuyên nghiệp hơn.

Về màn hình, Studio sở hữu màn hình PixelSense 28 inch có độ phân giải 4.500 x 3.000, mật độ điểm ảnh 192 PPI cao hơn cả TV 4K và tỷ lệ khung hình 3:2 được các chuyên gia trong lĩnh vực sáng tạo yêu thích vì cho ra chất lượng hình ảnh phù hợp với các yêu cầu trong không gian kỹ thuật số. Đồng thời, màn hình sử dụng độ sâu màu 10 bit, hỗ trợ các gam màu P3 và SRGB cũng cho phép người dùng hoán đổi nhanh chóng và linh hoạt giữa các bảng màu trong những chương trình sáng tạo khác nhau.

Cùng với đó, bằng cách di chuyển tất cả các thành phần quan trọng vào chân đế, Surface Studio đã và vẫn đang là một trong số các PC All-in-One mỏng nhẹ và cao cấp nhất trên thị trường, sở hữu kích thước màn hình tổng thể là 25.09 x 17.27 x 0.44 inch (637.35 x 438.90 x 11.4 mm). Trong khi đó, phần chân đế vuông vắn và thẩm mỹ cũng được trang bị kích thước cũng khá khiêm tốn, chỉ vỏn vẹn 9.84 x 8.66 x 1.26 inch (250.00 x 220.00 x 32.20 mm).

3. Cổng kết nối và thiết bị ngoại vi

Tất nhiên, chỉ riêng màn hình vượt trội là chưa đủ để khiến các nhà thiết kế lựa chọn Surface Studio. Kết hợp với khả năng chuyển đổi của phần bản lề, Studio với sự hỗ trợ của màn hình cảm ứng, bút điện tử Surface Pen và công cụ hỗ trợ các ứng dụng sáng tạo Surface Dual cũng đang mang đến những cách tương tác liền mạch hơn ngay trên một thiết bị duy nhất.

Tuy nhiên, khác với việc hỗ trợ Dial ngoài màn hình như phần lớn các thiết bị Surface khác, Studio tương thích với Dial cả trong và ngoài màn hình. Người dùng có thể đặt nó trực tiếp lên màn hình và nhấn xuống 1 lần để sử dụng menu Digital Radial, điều chỉnh âm lượng, độ sáng hay hoàn tác về thao tác trước đó tùy thuộc vào ứng dụng đang chạy. Trên thực tế, việc Dial có giúp tăng tốc năng suất hay không phần lớn sẽ phụ thuộc vào quy trình làm việc của mỗi người dùng nhưng nó chắc chắn sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời gian quay lại menu và điều hướng đến canvas như cách tương tác thông thường.

Cùng với đó, Studio cũng đi kèm với bàn phím không dây và chuột không dây mang thương hiệu Microsoft, cả hai đều kết nối thông qua Bluetooth 4.0. Ngoài Bluetooth 4.0, Studio cũng được tích hợp Wi-Fi 802.11ac và hỗ trợ không dây cho bộ điều khiển Xbox.

Về hệ thống cổng, tất cả các chuẩn kết nối trên Surface Studio đều nằm ở mặt sau của phần chân đế, bao gồm 4 cổng USB 3.0, đầu đọc thẻ nhớ SD, DisplayPort mini và giắc âm thanh 3.5mm. Nhìn chung, việc đặt toàn bộ cổng vào mặt sau của đế là một trong những cách mà Microsoft thực hiện nhằm làm tối giản hệ số hình thức của thiết bị, không những mang đến một dòng PC có thiết kế cao cấp mà còn giúp nâng cấp không gian làm việc. Tuy nhiên, cũng có một số phản ánh cho rằng cách bố trí này đang gây ra ít nhiều bất tiện vì người dùng sẽ không thể nhìn thấy được chúng nếu lắp đặt thiết bị trên các kệ hoặc mặt bàn ở sát tường và đặc biệt là trong trường hợp cần gập màn hình xuống sát mặt bàn.

4. Hiệu năng

Không thể phủ nhận rằng bộ xử lý Intel Skylake cùng card đồ họa đã có tuổi đời hơn 2 năm chính là một trong những điểm khiến người dùng băn khoăn khi chọn mua Surface Studio trong năm 2021 này, đặc biệt là khi phiên bản Surface Studio 2 đã được phát hành. Tuy nhiên, so sánh với các thiết bị hàng đầu khác, rõ ràng Surface Studio vẫn đang bám rất sát nút nhưng có mức giá phải chăng hơn.

Cụ thể, với chip Intel Skylake Intel Core i5, Core i7 cùng GPU NVIDIA GeForce GTX 965M, 980M, AIO Surface Studio của Microsoft có thể chạy mượt cả chục tab trên hai trình duyệt, ứng dụng phát trực tuyến trong Google Music, Slack, Adobe Photoshop và Illustrator cùng lúc. Ngay cả với ứng dụng Lightroom thường khiến các dòng gaming laptop ngừng hoạt động, Studio vẫn có thể chạy tất cả các tác vụ xử lý hậu kỳ mà không xuất hiện bất kỳ một lần giật hình nào.

Trong các bài test thực tế, Surface Studio cũng chứng tỏ khả năng với các kết quả rất vượt trội, vượt lên trên nhiều PC cùng phân khúc và bám sát gót Surface Studio 2 cao cấp hơn. PCMark 8 Work Conventional ghi nhận Studio đạt 2,780 điểm ở cài đặt độ phân giải gốc. Trong Handbrake 0.0.9, Cinebench R15, Photoshop CS6, dòng Surface này cũng cho kết quả ổn định với các con số lần lượt là 1:03, 702 và 3:03, nhanh hơn hẳn so với iMac 5K 2015 (1:15, 510, 3:19).

Xét đến khả năng gaming, dù không thể đối đầu với các máy tính chuyên dụng được xây dựng phục vụ cho mục đích chơi game như Corsair One Pro hay Digital Storm Aura nhưng hiệu suất 3D được sử dụng để kết xuất video cùng sự hỗ trợ của GPU hàng đầu là 2 yếu tố quan trọng khiến Surface trở thành một sự lựa chọn không tồi để chơi game tiêu khiển. Nhờ đó, người dùng hoàn toàn có thể chơi Overwatch ở chế độ toàn màn hình và cài đặt Ultra mà không phải lo ngại về bất kỳ vấn đề gì. Hoặc với Heaven and Valley, Studio cũng mang đến những trải nghiệm mượt nhất ở độ phân giải 1080p, 55 khung hình/giây và Ultra-quality.

Ngoài ra, tốc độ tải dữ liệu thần tốc cũng là một trong những điểm thu hút thú vị của dòng Surface Studio. Bên cạnh các tùy chọn RAM 8GB, 16GB, 32GB cùng bộ nhớ lên đến 2TB, Microsoft còn sử dụng thêm công nghệ Rapid Storage Technology cho phép tăng tốc tốc độ lưu trữ và truy xuất dữ liệu được xây dựng bởi Intel lên dòng Surface cao cấp này.

Surface Studio: Thiết kế táo bạo, khả năng thực thi tuyệt vời

Nhìn chung, Surface Studio không chỉ là một minh chứng rõ ràng cho tầm nhìn mới của Microsoft trong việc xây dựng một thiết bị có thể đáp ứng mọi nhu cầu của các chuyên gia sáng tạo như thiết kế, chỉnh sửa video, xử lý hậu hình, phát thảo kỹ thuật số, vẽ tranh minh họa, gaming,… mà còn là một trong số các thiết bị có thiết kế đẹp, thông minh và sở hữu màn hình vượt trên mọi sự mong đợi.

Ưu điểm

  • Chất lượng build tuyệt vời

  • Màn hình chất lượng cao

  • Thiết kế bản lề linh hoạt

  • Hỗ trợ tất cả các phụ kiện Surface

  • Hiệu năng vượt trội

  • Mức giá ưu đãi 

Nhược điểm

  • Tất cả các cổng kết nối nằm ở mặt lưng

Tham khảo thêm giá bán và cấu hình chi tiết của Surface Studio tại https://surfacepro.vn/danh-muc/surface-studio.html

Bài viết liên quan


0915.111111

Chỉ đường

Chat FB

Chat Zalo

0915.111111