Giống với Windows 10, Windows 11 cũng đi kèm với nhiều phiên bản khác nhau. Trong đó, Windows 11 Home và Windows 11 Pro là hai phiên bản có sẵn trên nhiều thiết bị mới, đồng thời cũng dễ mua và dễ cài đặt nhất. Nếu vẫn đang phân vân chưa biết nên sử dụng Windows 11 Home hay Windows 11 Pro, hi vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn một số thông tin hữu ích.
1. Danh sách tính năng
Tính năng |
Windows 11 Home |
Windows 11 Pro |
Thiết lập bằng tài khoản cục bộ |
✓ |
|
Tham gia Active Directory / Azure AD |
✓ |
|
Hyper-V |
✓ |
|
Windows Sandbox |
✓ |
|
Microsoft Remote Desktop |
✓ |
|
Windows Hello |
✓ |
✓ |
Mã hóa thiết bị |
✓ |
✓ |
Tường lửa và bảo vệ mạng |
✓ |
✓ |
Bảo vệ trên mạng |
✓ |
✓ |
Chế độ kiểm soát / bảo vệ bởi phụ huynh |
✓ |
✓ |
Tính năng khởi động an toàn |
✓ |
✓ |
Windows Defender Antivirus |
✓ |
✓ |
Mã hóa thiết bị BitLocker |
✓ |
|
Windows Information Protection |
✓ |
|
Mobile device management (MDM) |
✓ |
|
Group policy |
✓ |
|
Chuyển vùng trạng thái doanh nghiệp với Azure |
✓ |
|
Assigned Access |
✓ |
|
Dynamic Provisioning |
✓ |
|
Windows Update cho Doanh nghiệp |
✓ |
|
Thiết lập chế độ kiosk |
✓ |
2. Cách thiết lập
Sự khác biệt lớn đầu tiên giữa Windows 11 Home và Pro là cách thiết lập trong lần sử dụng đầu tiên. Windows 11 Home yêu cầu người dùng phải đăng nhập vào tài khoản Microsoft và phải có kết nối mạng. Trong khi đó, Windows 11 Pro chỉ yêu cầu tài khoản cục bộ.
Mặc dù trong bản dựng gần nhất của Windows 11, Microsoft đã mô tả là để thiết lập Windows 11 Pro hoặc để tải xuống các bản cập nhật tiếp theo của Windows 11 Pro, người dùng buộc phải có tài khoản Microsoft và kết nối Internet nhưng thay đổi này hiện vẫn chưa có mặt trên bản chính thức.
3. Ảo hóa và điều khiển từ xa
Sự khác biệt lớn tiếp theo giữa Windows 11 Home và Windows 11 Pro là khả năng hỗ trợ các tính năng ảo hóa và điều khiển từ xa.
Windows 11 Home không hỗ trợ Hyper-V và Windows Sandbox, chỉ hỗ trợ Microsoft Remote Desktop dưới dạng máy khách. Do đó, để điều khiển PC từ xa, người dùng sẽ cần phải sử dụng các công cụ của bên thứ 3 như TeamViewer.
Trong khi đó, Windows 11 Pro hỗ trợ cả ba tính năng nói trên. Với Hyper-V, người dùng có thể tạo một máy ảo độc lập để phục vụ cho các mục đích như chạy thử một hệ điều hành. Hoặc với Windows Sandbox, người dùng sẽ có thể cài và sử dụng thử các phần mềm tiềm ẩn rủi ro để xem liệu nó có nguy hiểm hay không thông qua máy ảo trước khi thật sự cài lên máy. Tính năng còn lại Microsoft Remote Desktop cho phép điều khiển và truy cập PC từ xa mà không cần đến sự hỗ trợ của phần mềm bên thứ 3.
4. Bảo mật
Vì bảo mật là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của người dùng doanh nghiệp nên Windows 11 Pro được trang bị rất nhiều tính năng bảo mật bổ sung. Thứ nhất, Windows 11 Pro hỗ trợ mã hóa BitLocker có khả năng mã hóa dữ liệu được lưu trên ổ cứng; nhờ đó, ngay cả khi máy tính bị đánh cắp, các tệp quan trọng vẫn được bảo vệ và chỉ có chủ sở hữu mới có thể truy cập được. Thứ 2, Windows 11 Pro đi kèm với Windows Information Protection có nhiệm vụ ngăn dữ liệu nội bộ bị rò rỉ ra bên ngoài.
Trong khi đó, Windows 11 Home có khả năng bảo mật đơn giản hơn chỉ hỗ trợ các tính năng bảo mật phổ thông như Windows Hello và Windows Defender Antivirus.
5. Yêu cầu hệ thống
Windows 11 Home và Windows 11 Pro có chung các yêu cầu hệ thống tối thiểu, vì vậy cả hai hệ điều hành này gần như lúc nào cũng tương thích với cùng một PC. Tuy nhiên, giới hạn tối đa của CPU và RAM trên Windows 11 Home khác với Windows 11 Pro.
Cụ thể, Windows 11 Home chỉ khả dụng với PC có tối đa 64 lõi, trong khi Windows 11 Pro tương thích với PC có tối đa 128 lõi. Tương tự, Windows 11 Home cũng bị giới hạn với PC có tối đa 128GB RAM, trong khi Windows 11 Pro có thể hỗ trợ máy có RAM lên đến 2TB.
Trên thực tế, những người dùng phổ thông có thể thấy yêu cầu hệ thống tối đa và tối thiểu của Windows 11 Home là quá mức cần thiết nhưng đối với các doanh nghiệp, PC có cấu hình như vậy là không hiếm gặp. Do đó, yêu cầu hệ thống của Windows 11 Pro nhìn chung sẽ thoáng và dễ tiếp cận hơn.
6. Các tính năng quản lý doanh nghiệp
Sự khác biệt mang tính bước ngoặt tiếp theo khi so sánh giữa Windows 11 Home và Windows 11 Pro đó là các tính năng dành cho doanh nghiệp. Windows 11 Pro có nhiều tính năng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp mà Windows 11 Home không có, bao gồm
-
Mobile device management
-
Group Policy
-
Enterprise State Roaming
-
Assigned Access
-
Dynamic Provisioning
-
Windows Update for Business
-
Kiosk mode
-
Active Directory/Azure A
7. Giá thành
Giá bán của Windows 11 Home và Windows 11 Pro (tại Microsoft) là có sự chênh lệch, nhưng không quá lớn. Nếu mua Windows bản quyền, Windows 11 Home và Windows 11 Pro có giá lần lượt là $139.99 và $199; hoặc nếu muốn nâng cấp từ Windows 11 Home lên Windows 11 Pro, người dùng sẽ phải trả $99.99
8. Tổng quan
Nhìn chung, Windows 11 Pro là phiên bản hệ điều hành bao gồm trọn gói các tính năng có trên Windows 11 Home và đi kèm với nhiều tính năng bổ sung khác. Do đó, nếu không lăn tăn về giá thành, Windows 11 Pro sẽ mang đến cho người dùng những trải nghiệm sử dụng đầy đủ hơn. Đặc biệt, nếu người dùng cần sử dụng một tính năng cụ thể nào đó chỉ có trên phiên bản Pro, chẳng hạn như BitLocker thì việc mua bản quyền Windows 11 Pro cũng là cần thiết.
Mặt khác, nếu người dùng có nhu cầu sử dụng đơn giản hoặc không quan tâm đến bất kỳ một tính năng nào có trên Windows 11 Pro được liệt kê ở bên trên thì Windows 11 Home đã hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn! Truy cập mục Thủ Thuật & Ứng Dụng của SurfacePro.vn để cập nhật những thủ thuật và ứng dụng thiết thực, bổ ích nhất.
Bài viết liên quan
- Color Filters trên Windows 11 là gì và cách sử dụng? (30.11.2022)
- Cách xem Youtube ẩn danh (30.11.2022)
- Cách cài Android 12L cho Surface Duo 2 và Surface Duo (29.11.2022)
- Bật nhận diện khuôn mặt cho laptop Windows 11 (24.11.2022)
- Top 4 cách chụp màn hình máy tính Surface Pro dễ nhớ nhất (22.11.2022)