Trong danh sách các máy tính Surface được phát hành trong năm nay, Surface Go 3 dễ dàng lọt vào tầm ngắm của những người dùng đang tìm kiếm một chiếc tablet Windows 10 inch mỏng nhẹ, Surface Laptop Studio nhanh chóng trở thành ưu tiên hàng đầu của các chuyên gia sáng tạo, trong khi Surface Duo 2 cũng có riêng một phân khúc khách hàng không trùng lắp.
Tuy nhiên, Surface Laptop 4 và Surface Pro 8 có lẽ đang là hai cái tên khó lựa chọn nhất vì có cùng hệ thống chip và cùng nhóm người dùng mục tiêu. Theo Microsoft, hai dòng thiết bị này được thiết kế để phục vụ tối đa cho những người dùng cần một PC xử lý công việc nói chung và dân phân phòng, người đi làm nói riêng.
Thông số kỹ thuật
Surface Pro 8 |
Surface Laptop 4 |
|
Bộ xử lý |
|
13.5-inch
15-inch
|
Đồ họa |
Intel Iris Xe Graphics |
|
RAM |
|
|
Bộ nhớ |
|
|
Màn hình |
13 inch PixelSense Flow (2880 x 1920) |
|
Audio |
2W stereo speakers with Dolby Atmos |
2W stereo speakers with Dolby Atmos |
Camera |
|
720p HD webcam |
Bảo mật |
Windows Hello IR camera |
Windows Hello IR camera |
Cổng kết nối |
|
|
Kết nối |
|
Wi-Fi 6 + Bluetooth 5.0 |
Màu sắc |
|
13.5-inch
15-inch
|
Kích thước |
11.3 x 8.2 x 0.37 in (287.02 x 208.28 x 9.4 mm) |
|
Trọng lượng |
1.96 lbs (889 grams) |
3.4 lbs (1.54kg) |
Giá bán |
Từ $1099 (chưa bao gồm bàn phím) |
Từ $1299 |
Hiệu năng
Surface Pro 8 và Surface Laptop 4 được trang bị các tùy chọn chip Tiger Lake hoàn toàn giống nhau, gồm Intel Core i5-1135G7, Intel Core i7-1185G7. Riêng Surface Pro 8 dành cho doanh nghiệp được bổ sung thêm một tùy chọn Core i3 ít mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, Surface Laptop 14 13.5 và 15 inch có thêm các tùy chọn chạy chip AMD, lần lượt là AMD Ryzen 5 và AMD Ryzen 7.
Nhìn chung, các chip AMD và Intel này đều là các dòng chip mới và đang được đánh giá cao, có khả năng xử lý được mọi tác vụ thông thường như duyệt web, chạy ứng dụng văn phòng và hầu hết các ứng dụng sáng tạo chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, xét về chi tiết, các chip Intel Core đang có hiệu suất đơn lõi tốt hơn, trong khi các chip AMD có khả năng xử lý tác vụ đa lõi mượt hơn. Cụ thể, kết quả Geekbench đơn/đa lõi của Intel Core i5-1135G7 là 1256 / 4205, AMD Ryzen 5 4680U là 1015 / 5428, Intel Core i7-1185G7 và AMD Ryzen 7 4980U lần lượt là 1418 / 4854, 1124 / 6572. Do đó, việc đánh giá xem chipset nào phù hợp phụ thuộc vào sự ưu tiên của mỗi người dùng.
Về thời lượng pin, tất cả các phiên bản của Surface Laptop 4 điều có thời lượng pin dài hơn nhờ khung máy lớn chứa pin dung lượng lớn hơn. Vì vậy, bất kể là đem phiên bản Surface Laptop 4 nào ra so sánh Surface Pro 8, Laptop 4 cũng chiếm lợi thế hơn về thời lượng pin.
Theo thông tin mà Microsoft công bố, Surface Pro 8 có thời lượng pin tối đa 16 giờ khi chạy các tác vụ tiêu chuẩn. Trong khi đó, phiên bản Laptop 4 13.5 inch có thời lượng từ 17 – 19 giờ và 15 inch là từ 16,5 – 17,5 giờ tùy theo phiên bản chip.
Bên cạnh đó, hai dòng thiết bị này cũng có tùy chọn RAM và SSD tương tự nhau, với RAM tối đa 32GB và SSD lên đến 1TB. Mặc dù vậy, cần lưu ý rằng cấu hình cơ bản của Surface Laptop 4 đã có sẵn bộ nhớ 256GB, trong khi đối với Surface Pro 8, người dùng phải trả thêm khoảng $100 để nâng cấp lên cấu hình này.
Màn hình
Surface Pro 8 là một trong hai dòng Surface đầu tiên được tích hợp màn hình 120Hz và hỗ trợ công nghệ Dolby Vision. Vì vậy, Pro 8 đang mang đến tốc độ cuộn được cải thiện đáng kể, đi kèm với đó là trải nghiệm đổ mực tức thì, hỗ trợ phản hồi xúc giác với bút Surface Slim Pen 2 cùng khả năng chuyển tiếp nhanh và hiển thị hoạt ảnh mượt hơn phiên bản trước. Đồng thời, Surface Pro 8 cũng sở hữu màn hình 13 inch có chất lượng hiển thị sắc nét với độ phân giải 2880 x 1920 khá ấn tượng, thích hợp để xem đa phương tiện khi ở chế độ tablet.
Đặc biệt, với Surface Pro 8, người dùng cũng không cần phải đánh đổi thời lượng pin để lấy màn hình 120Hz mà thay vào đó, Microsoft đang cung cấp thêm một tính năng cho phép thay đổi tần số quét từ 60Hz lên 120Hz tùy theo tác vụ đang chạy, vừa giúp tiết kiệm điện năng vừa hỗ trợ tối đa cho các tác vụ đòi hỏi độ mượt cao.
Trong khi đó, các dòng Surface khác thường bị giới hạn ở tần số quét 60Hz, bao gồm cả Surface Laptop 4. Xét về chất lượng hiển thị, Laptop 4 dù có độ phân giải tương đối cao so với các dòng laptop nguyên khối có cùng tầm giá nhưng nhìn chung vẫn không trở thành đối thủ của Surface Pro 8. Cụ thể, phiên bản 13.5 inch của Laptop 4 bị giới hạn ở 2256 x 1504, trong phiên bản 15 inch đạt 2496 x 1664.
Song, cũng không thể phủ nhận rằng kích thước 13.5 và 15 inch của Surface Laptop 4 thích hợp để xử lý công việc trong thời gian dài và chạy cùng lúc nhiều ứng dụng hơn so với 13 inch của Surface Pro 8.
Thiết kế
Hệ số hình thức chính là khác biệt quan trọng nhất giữa Surface Pro 8 và Surface Laptop 4.
Cụ thể, Surface Pro 8 sở hữu viền bezel mỏng, chân đế kickstand đóng mở 165 độ ở mặt lưng, có thể chuyển đổi linh hoạt từ laptop sang tablet hoặc ngược lại nhờ bàn phím Pro Signature Type Cover từ tính có thể tháo rời. Do đó, xét về tính đa nhiệm, Surface Pro 8 vượt trội hơn hẳn nếu so sánh với laptop tiêu chuẩn Surface Laptop 4.
Đồng thời, khi xét đến tính di động, Surface Pro 8 cũng tỏ ra vượt trội hơn nhờ kích thước tổng thể 28.7 x 20.8 x 0.93 cm và trọng lượng xấp xỉ 891 gram. Trong khi đó, hai phiên bản 13.5 và 15 inch của Laptop 4 có kích thước và trọng lượng lần lượt là 30.8 x 22.3 x 1.45 cm | 1.288g, 33.95 x24.4 x1.47 cm | 1.542 gram.
Bù lại, với một chiếc laptop nguyên khối như Surface Laptop, người dùng sẽ không cần phải chi thêm khoảng $150 để mua thêm bàn phím rời bởi mức giá niêm yết đã bao gồm trọn gói.
Ngoài ra, Surface Laptop 4 cũng đang đi kèm với bảng màu khá đa dạng gồm Platinum - Bạch kim, Ice Blue – Xanh, Matte Black - Đen, Sandstone – Hồng vàng, dễ tiếp cận với người dùng hơn hai tùy chọn đen, bạch kim trên Surface Pro 8 và các dòng Pro khác.
Âm thanh
Surface Laptop 4 và Surface Pro 8 đều được trang bị loa âm thanh nổi có hỗ trợ Dolby Atmos, nhưng được bố trí ở vị trí khác nhau.
Vì là PC 2 trong 1 có bàn phím rời, nên loa của Surface Pro 8 được đặt vào hai bên màn hình, giúp âm thanh phát ra hướng trực tiếp về phía người dùng và mang đến chất lượng không đổi bất kể là đang ở chế độ tablet hay laptop.
Trong khi đó, Surface Laptop 4 được tích hợp loa vào bên dưới bàn phím. Thiết kế này được mô tả là sẽ giúp âm thanh phát ra hướng thẳng lên màn hình và vọng ngược lại ở phía người dùng, giúp mang đến trải nghiệm tập trung hơn.
Ngoài ra, hai dòng Surface này cũng được trang bị dual mics chất lượng phòng thu giống nhau, cho phép người dùng tham gia vào các cuộc gọi video, lớp học trực tuyến hoặc các cuộc họp online với chất lượng âm thanh chuẩn chỉnh và ít bị gián đoạn.
Camera
Surface Pro 8 được trang bị một camera trước 5MP có khả năng quay video 1080p, hỗ trợ tốt cho các ứng dụng hội họp trực tuyến và nâng cấp đáng kể so với webcam HD 720p trên Surface Laptop 4. Bên cạnh đó, Surface Pro 8 còn có thêm một camesau có chất lượng 10MP, hỗ trợ chụp ảnh, quay video 4K và có thể thay thế camera trên smartphone trong một số trường hợp.
Giống với các phiên khác, Surface Pro 8 và Surface Laptop 4 cũng được tích hợp cảm biến IR bên cạnh camera trước, cho phép người dùng đăng nhập nhanh và hoàn toàn bảo mật vào thiết bị bằng nhận diện khuôn mặt thông qua Windows Hello Facial.
Cổng kết nối và Kết nối
Nếu như sự vượt trội trong thiết kế phụ thuộc vào sự nhìn nhận của mỗi người dùng thì khi bàn đến hệ thống cổng kết nối, Surface Pro 8 rõ ràng là đang dẫn trước Surface Laptop 4 và nhiều dòng Surface tiền nhiệm khác.
Cụ thể, ngoài Surface Laptop Studio, Surface Pro 8 là dòng Surface đầu tiên được tích hợp chuẩn Thunderbolt 4 cho phép kết nối với GPU bên ngoài và cải thiện tốc độ truyền dữ liệu. Ngoài ra, thiết bị vẫn được trang bị giắc âm thanh, cổng sạc Surface Connect và cổng Surface Type Cover.
Trong khi đó, Surface Laptop 4 đi kèm với một hệ thống cổng đa dạng hơn nhưng lại bị bỏ qua chuẩn Thunderbolt được sử dụng phổ biến hiện nay. Cụ thể, cả hai model 13.5 và 15 inch đều được trang bị một cổng sạc Surface Connect từ tính ở phía bên phải và một cổng USB-A, một cổng USB-C, một giắc âm thanh 3.5mm ở phía bên trái.
Đối với kết nối không dây, Surface Pro 8 lại tiếp tục lấn át một lần nữa với hỗ trợ LTE cho phép kết nối mạng mọi lúc mọi nơi. Đây một thiết lập quan trọng đối với những người dùng thường xuyên xê dịch và không muốn phụ thuộc quá nhiều vào tín hiệu Wifi.
Tổng quan
Surface Pro 8 có hiệu suất tổng thể không chênh lệch so với các SKU chạy chip Intel của Surface Laptop 4 và cũng thắng thế khi bàn đến chất lượng hiển thị, tính di động, mức độ linh hoạt cùng khả năng kết nối.
Surface Pro 8 – Ưu điểm
-
Tần số quét 120Hz
-
Màn hình cảm ứng, hỗ trợ bút
-
Viền bezel mỏng
-
Chất lượng webcam vượt trội
-
Thunderbolt 4
-
Hỗ trợ LTE
-
Bàn phím có thể tháo rời
Surface Pro 8 – Nhược điểm
-
Không có USB-A
-
Giá bán chưa bao gồm bàn phím và bút
Tuy nhiên, những lợi thế chỉ có trên Surface Laptop 4 cũng là các yếu tố mà người dùng cần cân nhắc, chẳng hạn như tùy chọn AMD hiệu năng không có trên Surface Pro 8, thời lượng pin dài và kích thước màn hình lớn.
Surface Laptop 4 – Ưu điểm
-
Đa dạng tùy chọn cấu hình
-
4 Tùy chọn màu sắc
-
2 Tùy chọn bàn phím
-
Thời lượng pin dài
Surface Laptop 4 – Nhược điểm
-
Không phải webcam 1080p
-
Viền bezel lớn
-
Không hỗ trợ Thunderbolt
Theo dõi mục Review Sản Phẩm của SurfacePro.vn để xem nhiều bài đánh giá về các sản phẩm mới nhất!
Bài viết liên quan
- iPad Pro 2022 vs Surface Pro 9: Màn đối đầu của tablet 2in1 cao cấp (23.12.2022)
- Surface Pro 9 vs Surface Pro X: Mới hơn liệu có tốt hơn? (09.12.2022)
- Top 5 tablet tốt nhất cho việc ghi chú viết tay (30.11.2022)
- Surface Laptop 5 vs Surface Laptop Go 2: Ngôi sao của hai phân khúc! (26.11.2022)
- Surface Laptop 5 có gì khác Surface Laptop 4? (19.11.2022)