Với thiết kế ngoại hình có nhiều nét tương đồng cùng hai tùy chọn màu sắc giống nhau, Surface Pro 8 và Surface Pro X có lẽ đang là hai dòng Pro khiến người dùng băn khoăn nhất khi lựa chọn. Nếu gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định, hi vọng bài so sánh này sẽ mang đến cho bạn một vài thông tin hữu ích.
1. Thông số kỹ thuật
|
Surface Pro X |
Surface Pro 8 |
Hệ điều hành |
Windows 11 Home on ARM |
Windows 11 Home |
Bộ xử lý |
|
|
RAM |
8GB, 16GB |
8GB, 16GB, 32GB |
Bộ nhớ |
128GB, 256GB, 512GB SSD |
128GB, 256GB, 512GB, 1TB SSD |
Màn hình |
|
|
Cổng kết nối |
|
|
Âm thanh |
|
|
Camera |
|
|
Thời lượng pin |
Lên đến 15 giờ |
Lên đến 16 giờ |
Kích thước |
11.3 x 8.2 x 0.28 inches (28.7 x 20.8 x 0.73 cm) |
11.3 x 8.2 x 0.37 inches (28.7 x 20.83 x 0.94 cm) |
Trọng lượng |
Từ 1.7 pounds (774g) |
1.96 pounds (891g) |
Màu sắc |
|
|
2. Thiết kế
Về mặt thẩm mỹ, Surface Pro X được cho là nguồn cảm hứng để Microsoft xây dựng Pro 8 bởi cả hai đều có viền bezel được làm nhỏ đi đáng kể, khả dụng với bàn phím Surface Signature Type Cover hỗ trợ sạc không dây bút điện từ, hai tùy chọn màu (đen, bạch kim), màn hình 13 inch và chân đế kickstand đóng mở 165 độ ở mặt lưng.
Tuy nhiên, Surface Pro X có kích thước 28.7 x 20.83 x 0.73 cm và trọng lượng 773 gram mỏng nhẹ hơn Surface Pro 8 28.7 x 20.83 x 0.94 cm, 891 gram. Sự khác biệt về kích thước xuất phát từ việc Surface Pro X sử dụng bộ xử lý ARM chiếm ít không gian hơn.
3. Màn hình
Surface Pro 8 và Surface Pro X đều được tích hợp màn hình PixelSense có độ phân giải 2880x1920, mật độ điểm ảnh 267 PPI, tỷ lệ khung hình 3:2, hỗ trợ cảm ứng đa điểm 10 và tương thích với bút stylus Surface. Tuy nhiên, công nghệ ẩn bên dưới màn hình chính là yếu tố đang tạo ra khoảng cách giữa hai dòng thiết bị này.
Cụ thể, bo mạch chủ của Surface Pro 8 được tích hợp một bộ xử lý đặc biệt có nhiệm vụ cung cấp phản hồi xúc giác (Pen Haptic) khi người dùng tương tác với màn hình bằng Surface Slim Pen 2. Do đó, trải nghiệm viết, vẽ, ghi chú, phác thảo trên Surface Pro 8 bằng bút Slim Pen 2 chân thực và tự nhiên hơn. Người dùng còn có thể tùy chỉnh khả năng phản hồi của tính năng phản hồi xúc giác thông qua ứng dụng Settings. Theo mặc định, Pen Haptic được cài đặt ở mức 50%. Mặc dù Pro X cũng tương thích với Slim Pen 2, nhưng không khả dụng với tính năng Pen Haptic nói trên.
Bên cạnh đó, Surface Pro 8 còn được bổ sung tần số quét 120Hz, một tính năng thường thấy trên các dòng gaming laptop giúp các hoạt ảnh và đồ họa hiển thị mượt hơn. Tính năng này cũng được các chuyên gia sáng tạo và những người dùng thường xuyên sử dụng bút stylus đánh giá cao do cung cấp trải nghiệm đổ mực tức thì, gần như không có độ trễ.
Đồng thời, Surface Pro 8 còn hỗ trợ Dolby Vision giúp tăng cường độ tương phản khi người dùng xem đa phương thiện, mang đến trải nghiệm giải trí mãn nhãn hơn.
Vì vậy, nếu thuộc tuýp người dùng muốn trải nghiệm các công nghệ màn hình hiện đại nhất và thường xuyên sử dụng bút stylus, Surface Pro 8 có đầy đủ mọi yếu tố đó. Tuy nhiên, nếu có nhu cầu sử dụng đơn giản hơn, Surface Pro X vẫn là một sự chọn tốt xét từ góc độ hiển thị, vượt trội hơn nhiều cái tên có cùng tầm giá khác.
4. Âm thanh và camera
Xét về phần cứng, cả hai flagship 2 trong 1 này đều được tích hợp hai loa âm thanh nổi 2W giống nhau. Tuy nhiên, trên Surface Pro 8, Microsoft đã bổ sung thêm công nghệ Dolby Atmos, giúp tái tạo và cho trải nghiệm âm thanh vòm chân thực hơn.
Hệ thống camera luôn là điểm khiến Surface Pro X trở nên nổi bật. Song, khi đặt lên cùng bàn cân với Surface Pro 8, camera đã không còn là thế mạnh của Pro X. Cả hai dòng thiết bị này đều được nâng cấp lên camera 10MP có khả năng quay video 4K và camera selfie 5MP Full HD hỗ trợ tốt cho các cuộc gọi video nhưng Microsoft cho biết họ đã tăng cường hiệu suất ánh sáng cho Pro 8, giúp cải thiện chất lượng hình ảnh và video trong điều kiện thiếu sáng.
5. Cổng kết nối
Không chỉ dẫn trước Surface Pro X, Surface Pro 8 còn vượt lên hầu hết những cái tên còn lại trong danh mục PC Surface khi xét đến cổng kết nối.
Đầu tiên, Surface Pro 8 có giắc âm thanh 3.5mm, tùy chọn cổng đã bị lược bỏ trên Surface Pro X. Nếu người dùng vẫn sử dụng tai nghe có dây, Surface Pro 8 chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn được ưu ái hơn.
Không chỉ vậy, dù đều có hai cổng Type-C nhưng Type-C trên Pro 8 hỗ trợ Thunderbolt 4. Do đó, Pro 8 cung cấp khả năng truyền tải dữ liệu nhanh hơn đáng kể, cho phép kết nối cùng lúc với hai màn hình chất lượng 4K, hoặc thậm chí người dùng cũng có thể biến chiếc Surface thành PC gaming bằng cách kết nối eGPU với Thunderbolt.
6. Kết nối không dây
Surface Pro 8 và Surface Pro X đều có các tùy chọn hỗ trợ LTE, tuy nhiên Pro X đang trở thành ứng viên sáng giá hơn ở hạng mục này. Cụ thể, Surface Pro X sử dụng modem Qualcomm Snapdragon X24, có tốc độ download là 2Gbps và upload 316Mbps, cao hơn download 1.2Gbps và upload 150Mbps của modem Snapdragon X20 trên Surface Pro 8.
Mặt khác, nếu phụ thuộc nhiều vào wifi, Surface Pro 8 hỗ trợ chuẩn Wi-Fi 6 mới hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng trải nghiệm kết nối mạng ổn định hơn Wi-Fi 5 trên Pro X.
7. Hiệu năng
Surface Pro X có bộ xử lý SQ1, SQ2 dựa trên kiến trúc ARM giống với Macbook M1 của Apple. Các tùy chọn chip này không chỉ giúp kéo dài thời lượng pin, tăng tốc khả năng khởi động mà còn giúp giảm đáng kể kích thước thân máy. Tuy nhiên, nhược điểm phải kể đến của PC ARM đó là cần phải xử lý giả lập ứng dụng. Dù vậy, trên Surface Pro X, Microsoft đã tùy chỉnh Windows 11 để hỗ trợ cả giả lập 64 bit và 32 bit nên hầu hết các ứng dụng đều chạy tốt trên chiếc Surface này.
Trong khi đó, Surface Pro 8 đi kèm với bộ xử lý Tiger Lake Core i5, i7 của Intel không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường mà còn có thể xử lý nhiều ứng dụng sáng tạo một cách nghiêm túc, tất nhiên cũng vượt trội hơn Pro X. Kết quả so sánh nhanh điểm Geekbench cũng cho thấy rõ sự chênh lệch, Surface Pro X có điểm đơn và đa lõi là 803 / 3206, trong khi phiên bản i5 của Pro 8 đạt 1255 / 4204, phiên bản i7 đạt 1418 / 4854.
Surface Pro 8 cũng cung cấp nhiều tùy chọn RAM và bộ nhớ hơn, lên đến 32GB và 1TB, gấp đôi kích thước RAM tối đa là 16GB và SSD 512GB trên Pro X.
8. Thời lượng pin
Mặc dù Surface Pro X sử dụng bộ xử lý ARM đạt hiệu quả năng lượng hơn nhưng do có thân máy mỏng sở hữu viên pin nhỏ nên thời lượng pin giữa Surface Pro X và Surface Pro 8 cũng không quá chênh lệch.
Pro X được hãng công bố là có thời gian sử dụng thông thường lên đến 15 giờ, ít hơn một giờ so với Surface Pro 8.
Các thử nghiệm trên thực tế cho thấy Surface Pro X có thời lượng pin trung bình là 7 – 8.5 giờ khi chạy các tác vụ tiêu chuẩn, lên đến 10 giờ trong cùng một bài test nếu bật chế độ tiết kiệm pin. Trong khi Surface Pro 8 có thể thực hiện các tác vụ năng suất hàng ngày như gọi video, duyệt web và làm việc với bộ ứng dụng Office trong khoảng 9 giờ ở tần số quét 120Hz và lên đến 10 giờ 45 phút khi giảm xuống 60Hz.
9. Giá bán
Cấu hình cơ bản của Surface Pro 8 và Surface Pro X đi kèm RAM 8GB, SSD 128GB đang có giá bán chênh lệch khoảng 200$. Cụ thể, Pro X được niêm yết tại hãng với giá từ 900$, trong khi Pro 8 được niêm yết với giá từ $1100, cả hai đều chưa bao gồm bút stylus và bàn phím.
Tổng quan
Nhìn chung, có thể thấy Surface Pro 8 đang sở hữu rất nhiều lợi thế khi đặt cạnh Surface Pro X. Dòng thiết bị này không chỉ đi kèm với bộ vi xử lý mạnh hơn đáng kể, cung cấp nhiều tùy chọn cấu hình mà còn hỗ trợ những công nghệ mới chưa từng xuất hiện trên danh mục PC Surface như màn hình 120Hz mượt hơn, Dolby Vision, cổng Thunderbolt, Pen Haptic,…
Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa rằng Surface Pro X không có sức hấp dẫn riêng. Pro X vẫn mỏng nhẹ hơn, cung cấp kết nối LTE thích hợp với những người dùng thường xuyên dịch chuyển, sở hữu mức hiệu năng không quá mạnh nhưng vẫn đủ tốt để xử lý mượt các ứng dụng phổ thông, thiết kế hiện đại và màn hình cung cấp chất lượng hiển thị vượt trội.
Do đó, nếu không thường xuyên chạy các ứng dụng hạng nặng hay xử lý đa tác vụ, Surface Pro X chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn thân thiện với ngân sách. Nhưng nếu chú trọng về hiệu suất và đang tìm kiếm một flagship 2 trong 1 chuyên về sức mạnh hiệu năng, người dùng vẫn nên cân nhắc đến Surface Pro 8.
Theo dõi mục Review Sản Phẩm của SurfacePro.vn để xem nhiều bài đánh giá về các sản phẩm mới nhất!
Bài viết liên quan
- iPad Pro 2022 vs Surface Pro 9: Màn đối đầu của tablet 2in1 cao cấp (23.12.2022)
- Surface Pro 9 vs Surface Pro X: Mới hơn liệu có tốt hơn? (09.12.2022)
- Top 5 tablet tốt nhất cho việc ghi chú viết tay (30.11.2022)
- Surface Laptop 5 vs Surface Laptop Go 2: Ngôi sao của hai phân khúc! (26.11.2022)
- Surface Laptop 5 có gì khác Surface Laptop 4? (19.11.2022)