Tiếp nối thành công của dòng tablet và laptop Surface, Microsoft tiếp tục cho ra đời dòng sản phẩm Surface Studio hướng đến các đối tượng là các nghệ sĩ, chuyên gia sáng tạo, nhiếp ảnh gia, biên tập viên,… Kế nhiệm phiên bản Surface Studio đầu tiên, Surface Studio 2 là phiên bản mới nhất của dòng Studio và được đánh giá là dòng PC toàn năng.
Phiên bản Studio đầu tiên thu hút sự quan tâm của phần lớn người dùng nhờ vào màn hình PixelSense đẹp mắt, thiết kế bản lề dễ điều chỉnh, hỗ trợ bút linh hoạt và hiệu năng tổng thể mạnh mẽ. Phiên bản Studio 2 không những “kế thừa” những ưu điểm đó mà còn có bộ xử lý hiệu năng hơn, phần cứng đồ họa mạnh hơn, SSD và màn hình PixelSense tốt hơn cung cấp độ sáng và độ tương phản nâng cao. Surface Studio 2 được đánh giá là một trong những chiếc máy tính để bàn tốt nhất và là lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia sáng tạo và nghệ sĩ.
Thiết kế
Surface Studio 2 có thiết kế bên ngoài giống như phiên bản Studio 2017. Với kích thước 25,1 x 17,3 x 8,7 inch và nặng 9,5 kg, Surface Studio là được đánh giá là một siêu phẩm với thiết kế tinh tế, thanh lịch và vô cùng bắt mắt. Màn hình của Studio 2 được gắn trên một chiếc bản lề, Microsoft gọi đây là "bản lề không trọng lực". Giá đỡ bản lề kép hỗ trợ lò xo này cho phép người dùng dễ dàng điều chỉnh màn hình thẳng đứng để sử dụng như máy tính để bàn truyền thống hoặc hạ màn hình thấp để sử dụng bút stylus thoải mái hơn.
Màn hình
Microsoft đã nỗ lực hết sức để biến Surface Studio 2 thành dòng sản phẩm mang lại trải nghiệm hiển thị tốt nhất và hỗ trợ các phụ kiện như Surface Pen, Surface Dial. Ngoài hỗ trợ cảm ứng đa điểm 10 điểm, Surface Studio 2 còn hỗ trợ Surface Pen, với 4.096 cấp độ nhạy áp lực và hỗ trợ độ nghiêng, mang lại cho người sử dụng cảm giác tự nhiên nhất khi viết hoặc vẽ trên màn hình.
Studio 2 có màn hình 28 inch có tỷ lệ khung hình 3:2 không phổ biến như màn hình 16:9 trên hầu hết các thiết bị đa năng. Nó có hình dạng vuông hơn một chút, nhưng phù hợp với tỷ lệ khung hình 3: 2 của phim 35mm dành cho các nhiếp ảnh gia. Tỉ lệ màn hình này cung cấp trải nghiệm đọc tốt hơn trên trang web, sách và tạp chí trực tuyến.
Thử nghiệm với máy đo màu Klein K-10A của Tomsguide, ở chế độ Vivid, Surface Studio 2 đã tái tạo 167% gam màu sRGB, ngang bằng với Apple iMac (167%) và tốt hơn so với kết quả của Asus Zen AiO Pro Z240IE (146%).
Trong xếp hạng Delta-E, Studio 2 đạt 0,13. Đây là một cải tiến so với kết quả của phiên bản tiền nhiệm (1.0) và khiến Studio 2 trở thành đối thủ “đáng gờm” của Dell XPS 27 7760 (0.11) và Apple iMac Pro (0.38).
Độ sáng của thiết bị toàn năng này đạt 456 nits, sáng hơn so với phiên bản tiền nhiệm (354 nits) và sáng hơn đáng kể so với Asus Zen AiO Pro Z240IE (247 units) và Dell XPS 27 7760 (344 nits).
Từ góc độ kỹ thuật, màn hình PixelSense của Surface Studio 2 được xem là sự “đáp trả” của Microsoft dành cho màn hình Retina của Apple. Studio 2 có độ phân giải 4500x3000 vượt trên cả 4K Ultra HD (3840 x 2160).
Với các cài đặt màu tích hợp, Studio 2 tối ưu hóa các chế độ màu sRGB, DCI-P3 và Vivid. Tuy nhiên, vẫn còn một điều khá đáng tiếc là Studio 2 không hỗ trợ Rec, cần thiết cho chế độ HDR. Đối với những người dùng cần hỗ trợ HDR, Surface Studio 2 có thể chạy màn hình HDR phụ (thông qua USB-C) để cho ra video hỗ trợ HDR.
Âm thanh
Studio 2 cho chất lượng âm thanh khá tốt với 8 loa được tích hợp vào màn hình và 2 loa khác ở đế mang đến âm thanh Dolby Audio Premium (hiệu ứng âm thanh vòm, lọc tạp âm, cải thiện chi tiết âm thanh, ngoài ra bộ điều chỉnh âm thanh còn có 3 chế độ riêng biệt).
Phụ kiện
Giống như hầu hết các PC đa năng, Surface Studio 2 có hỗ trợ bàn phím và chuột. Cả hai thiết bị này đều kết nối qua Bluetooth và phù hợp với thiết kế tổng thể của máy. Chuột và bàn phím của Studio 2 có cùng tông màu xám, phù hợp với màu máy Surface Studio mang lại cảm giác đồng nhất cho bộ máy Studio 2.
Bên cạnh đó, Surface Studio 2 cũng có hỗ trợ bút Surface Pen. Không phải là cây bút stylus thông thường, Surface Pen có kết nối không dây, tích hợp chức năng xóa và hỗ trợ nghiêng với 4.096 cấp độ nhạy áp lực, mang đến cho người dùng trải nghiệm viết hoặc vẽ trên màn hình hoàn toàn tự nhiên và thoải mái.
Bên cạnh Surface Pen, Studio 2 còn có Surface Dial. Surface Dial là một núm xoay giúp tương tác cuộn, zoom, xoay và điều hướng trên Studio 2 dễ dàng hơn. Với Dial, người dùng có thể chỉnh âm lượng, chuyển bài hát, cuộn thanh cuốn chỉnh màu theo từng nấc nhỏ, chỉnh kích thước đầu bút đơn giản và nhanh gọn hơn.
Cổng kết nối
Đế hình vuông của Surface Studio 2 có mặt sau được làm tròn, khớp với đường cong của bản lề dưới trên chân đế. Trên mặt sau của đế có 4 cổng USB 3.0, 1 cổng USB-C, đầu đọc thẻ SD kích thước đầy đủ, cổng Gigabit Ethernet và Jack cắm 3,5 mm.
Dù được trang bị cổng USB giúp Studio 2 kết nối được với nhiều thiết bị ngoại vi có dây. Tuy nhiên, vẫn có một điều khá đáng tiếc là Studio 2 không có kết nối Thunderbolt 3.
Hiệu năng
Khi sử dụng Surface Studio 2, người dùng có thể mở cùng lúc 30 tab trong Microsoft Edge (trình duyệt mặc định của Surface Studio), đồng thời có thể phát nhạc và xem trailer phim ở 4K.
Trong thử nghiệm hiệu năng của Tomguides, Surface Studio chuyển đổi thư mục kiểm tra 4,97GB trong 6,24 giây với tốc độ 815 megabit/giây, đánh bại Apple iMac 27 inch 5K (710 MBps), nhanh hơn nhiều so với Asus Zen AiO Pro Z240IE (101,78 MBps).
Theo đánh giá Geekbench 4, Surface Studio 2 ghi được 14.971 điểm. Đó là một sự cải tiến so với Surface Studio tiền nhiệm (13.197; Intel Core i7-6820HQ) và tốt hơn so với Asus Zen AiO Pro Z240IE (11.817; Intel Core i7-7700T).
Đồ họa
Surface Studio trở thành lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia sáng tạo nhờ card đồ họa Nvidia GTX 1070 với 8GB VRAM.
Về mặt đồ họa, Surface Studio 2 hoàn thành thử nghiệm 3DMark Fire Strike với số điểm 12.554, tốt hơn đáng kể so với Surface Studio 8.177. Studio 2 cũng vượt lên trên Asus Zen AiO Pro Z240IE (5.383).
Điều này còn đồng nghĩa với việc Studio 2 không chỉ dành riêng cho các công việc sáng tạo và đồ họa, mà còn phù hợp để chơi game giải trí. Surface Studio 2 có tốc độ khung hình có thể chơi được cả Rise of the Tomb Raider (50,81 khung hình mỗi giây) và Hitman (94,13 khung hình/giây), nhưng chỉ ở độ phân giải 1080p. Việc tăng đến độ phân giải gốc hoặc 4K sẽ làm giảm tốc độ khung hình xuống dưới 30 khung hình/giây.
Webcam
Surface Studio 2 có một webcam tích hợp ngay phía trên màn hình. Với độ phân giải 5 megapixel, chiếc máy này có khả năng quay video 1080p và nhận dạng bằng khuôn mặt với Windows Hello.
Cấu hình
Surface Studio 2 cung cấp các tùy chọn cấu hình: bộ nhớ, bộ nhớ và card đồ họa.
Studio 2 bản Intel Core i7-7820HQ, RAM 32 GB và ổ SSD 1TB với card đồ họa Nvidia GTX 1070 có giá $4,199. Bản 16GB và Nvidia GeForce GTX 1060 với 6GB VRAM có giá $3,499. Bản Intel Core i7-7820HQ, RAM 32 GB và GPU Nvidia GTX 1070 SSD 2TB có giá $4,799.
(Các bạn có thể tham khảo giá bán ở Việt Nam tại https://surfacepro.vn/danh-muc/surface-studio-2.html)
Kết luận
Khi Microsoft giới thiệu Surface Studio, công ty đã có một bước đi táo bạo khi mạnh dạn tuyên bố cho rằng Studio sẽ mang lại một cải tiến mới trong thế giới PC. Và cho đến thời điểm hiện tại, Studio 2 vẫn là một cỗ máy có một không hai với khả năng cảm ứng và bút là tuyệt vời, màn hình vừa đẹp vừa linh hoạt, thiết kế cực kỳ tinh tế và hiệu năng mạnh mẽ.
Sở hữu Surface Studio 2, đồng nghĩa với việc bạn đang sở hữu một thiết bị toàn năng có thể làm hầu hết tất cả mọi việc. Nếu bạn là nghệ sĩ, chuyên gia sáng tạo, nhiếp ảnh gia, biên tập viên,… bạn không nên bỏ qua thiết bị này vì Studio 2 dành cho chính bạn.
Để xem và tìm hiểu thêm về Surface Studio 2, các bạn vui lòng truy cập https://surfacepro.vn/danh-muc/surface-studio-2.html hoặc theo dõi mục Review sản phẩm của Surfacepro.vn tại https://surfacepro.vn/tin-tuc/review-san-pham.html để cập nhật thông tin mới nhất về các dòng sản phẩm Surface hàng ngày.
Bài viết liên quan
- iPad Pro 2022 vs Surface Pro 9: Màn đối đầu của tablet 2in1 cao cấp (23.12.2022)
- Surface Pro 9 vs Surface Pro X: Mới hơn liệu có tốt hơn? (09.12.2022)
- Top 5 tablet tốt nhất cho việc ghi chú viết tay (30.11.2022)
- Surface Laptop 5 vs Surface Laptop Go 2: Ngôi sao của hai phân khúc! (26.11.2022)
- Surface Laptop 5 có gì khác Surface Laptop 4? (19.11.2022)