Microsoft đã chính thức ấn định ngày phát hành của Windows 11 – 5 tháng 10 năm 2021.
Và hiện tại, dường như gã khổng lồ công nghệ này đang cố gắng để làm rõ những sự nhầm lẫn cũng như các tiêu chí liên quan đến Windows 11 mà hãng đã đề ra trước đó, đặc biệt yêu cầu TPM 2.0.
Cụ thể, trong một bài viết vừa được tải lên, Microsoft đã đính kèm đường dẫn đến trang hỗ trợ nhằm giải thích một số khái niệm cơ bản về TPM 2.0 và đồng thời, cách kích hoạt chip tích hợp trên bo mạch chủ này cũng được hãng làm rõ.
Theo đó, trang hỗ trợ chỉ ra “hầu hết các máy tính cá nhân” trình làng trong vòng 5 năm trở lại đây đều được tích hợp mô-đun TPM 2.0. Tuy nhiên, không phải tất cả các thiết bị đều được kích hoạt TPM theo mặc địch. Do đó, người dùng sẽ cần phải kiểm tra xem TPM trên thiết bị đã được bật hay chưa trước khi tiến hành nâng cấp lên hệ điều hành mới.
Cùng với đó, bài đăng nói trên xác minh rằng ngoài những PC được xây dựng bởi các hãng sản xuất, cũng có nhiều dòng PC trên thị trường được lắp ráp từ rất nhiều loại bo mạch chủ bán lẻ khác nhau nên không loại trừ khả năng các dòng PC tự lắp ráp này sẽ không có hoặc có TPM nhưng đã bị vô hiệu hóa. Vì vậy, Microsoft kết luận rằng hiện có rất nhiều cách khác nhau để kích hoạt TPM. Tuy nhiên, những người dùng không thành thạo nên “tham khảo thông tin hỗ trợ từ nhà sản xuất PC để biết thêm hướng dẫn cụ thể cho từng dòng thiết bị”.
Tại sao Windows 11 yêu cầu TPM?
Giải thích cho yêu cầu hệ thống tối thiểu của Windows 11, Microsoft cho biết mô-đun TPM 2.0 là một yếu tố cần thiết để vận hành nhiều công cụ bảo mật quan trọng trên hệ điều hành mới, bao gồm cả các tính năng bảo vệ danh tính như Windows Hello, BitLocker,…
Không chỉ vậy, ông chủ Windows cũng xác nhận rằng TPM trên Windows 11 còn đóng vai trò quan trọng trong việc mã hóa dữ liệu. Nhờ đó, nếu máy tính bị đánh cắp, tất cả các thông tin trên ổ cứng vẫn sẽ được bảo vệ một cách an toàn nhất.
Song, vì TPM không được bật theo mặc định trên một số thiết bị nên người dùng có thể sẽ phải kích hoạt nó thông qua BIOS. Microsoft cũng khuyến nghị rằng quá trình bật TPM qua BIOS có thể sẽ dẫn đến một số lỗi trên thiết bị. Do đó, nếu chưa từng làm quen với quá trình này trước đây, người dùng nên tham khảo ý kiến từ nhà sản xuất hoặc kỹ thuật viên trước khi tiến hành kích hoạt.
Theo dõi mục Tin Tức của SurfacePro.vn để cập nhật những tin tức mới nhất về công nghệ!
Bài viết liên quan
- Microsoft dừng hỗ trợ Windows 10 21H1, khai tử Windows 7 và Windows 8.1 (16.12.2022)
- Samsung Galaxy S23 có tính năng SOS vệ tinh giống iPhone 14 (28.11.2022)
- Hàng trăm iPhone bị tịch thu do không bán kèm sạc (26.11.2022)
- Apple chi gần 7 tỷ USD để mua lại Manchester United? (25.11.2022)
- iCloud trên Windows dính lỗi bí ẩn, cảnh báo nên cân nhắc khi tải xuống (23.11.2022)